Bảo vệ dân phố là một lực lượng quan trọng trong đời sống hiện nay. Đây là một tổ chức có chức năng giữ an ninh trật tự cho xã hội rất hiệu quả. Vậy bảo vệ dân phố là gì? Quyền hạn của lực lượng này như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Thế nào là bảo vệ dân phố?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có viết rằng: Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng một cách tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tổ chức này được thành lập ở các phường, thị trấn nơi có bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập.
Bảo vệ dân phố hoạt động dưới sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn diện của Đảng uỷ phường. Hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban nhân dân phường quản lý điều hành và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật, trục lợi và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Quyền hạn của bảo vệ dân phố
Theo quy định của pháp luật, bảo vệ tổ dân phố có được trao một số quyền hạn sau đây.
Có quyền bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, không thực hiện thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ dân phố chỉ được bắt người khi xác định đúng đối tượng đó đang phạm pháp quả tang. Hoặc đang có lệnh truy nã từ cơ quan công an. Vừa bắt đối tượng vừa tước đoạt hung khí. Mặt khác, nếu thấy đối tượng có sử dụng hung khí và phải lập tức áp giải đối tượng đến trụ sở công an phường để xử lý.
Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo lên Ủy ban nhân dân, Công an phường để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm. Tất cả nhằm bảo đảm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các loại vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những thành phần vi phạm các quy định về trật tự, an toàn xã hội.
Khi tiến hành quyền hạn này, bảo vệ tổ dân phố phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thanh tra giao thông công chính, thanh tra xây dựng, thanh tra y tế…để quá trình diễn ra thuận lợi hơn.
Nghiêm cấm bảo vệ dân phố tự ý mà không có sự chỉ đạo của cấp trên về việc kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.
Ngoài các quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định, Bảo vệ dân phố còn được sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điểm 1 Điều 12 của Nghị định.
Khi sử dụng quyền này, bảo vệ dân phố cần chú ý: Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn, mục đích đúng như quy định của pháp luật. Phải được cấp phép khi mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo người.
Tóm lại, quyền hạn của bảo vệ dân phố tuy nằm trong phạm vi nhất định nhưng luôn giữ một phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự cho xã hội và cộng đồng dân cư.
Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà gặp rủi ro như thương tật, bị hy sinh theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét ghi danh là liệt sỹ hoặc được hưởng các chính sách ưu đãi như thương binh.
Trên đây là bài viết tổng quan về bảo vệ dân phố cùng các thông tin như quyền hạn, lợi ích, nhiệm vụ và chế độ đối đãi. Hy vọng bài viết này của dịch vụ bảo vệ Anninh24 sẽ hữu ích với các bạn.